Tạm biệt những ngày vui.



Hôm nay mình chính thức tạm biệt các học sinh thân yêu, sau tiết 3 là một "khoảng trống" xâm chiếm cả tâm trí mình. Cảm ơn các em học sinh về những ngày vui đã qua. (Some tears dropped in 11I class :(( ).


Read More Add your Comment 1 nhận xét


Giải bài tập hình học không gian trong các kỳ thi đại học, cao đẳng.





Đây là một tài liệu "ngắn gọn" nhưng hữu ích về hình học không gian, do Thầy Nguyễn Trung Kiên biên soạn. Hy vọng nó giúp bạn phần nào trong kỳ thi đại học, cao đẳng. Tải về tại đây


Read More Add your Comment 0 nhận xét


Điển tích hay, điển tích lạ.



Ngồi buồn, lục lại trên kho tài liệu thấy cái này, mọi người đọc chơi (nếu rảnh)

Điển tích Hay, điển tích lạ-Nguyễn Tử Quang


Read More Add your Comment 0 nhận xét


Một số lưu ý khi giải phương trình lượng giác. (Thầy Nguyễn Tất Thu)



Thông thường, trước khi giải một phương trình lượng giác ta lưu ý một số điều sau:
1. Đưa về cùng một loại góc nếu trong phương trình có nhiều loại góc.
2. Đưa về cùng một hàm số lượng giác nếu trong phương trình có chứa nhiều hàm số lượng giác.
3. Đưa phương trình bậc cao về bậc thấp.


Read More Add your Comment 1 nhận xét


6 dạng câu hỏi lập luận.



1. Câu hỏi giúp sáng tỏ vấn đề:

• Tại sao bạn lại nói như vậy?
• Chúng liên quan gì đến cuộc thảo luận này?.
• Bạn nói thế là có ý gì?.
• Chúng ta đã biết được những gì về...........?

2. Câu hỏi để thăm dò các giả định:
• Chúng ta có giả thiết nào khác không?
• Bạn có thể xác minh hay phủ định được giả thiết này không?
• Bạn có thể lý giải việc đưa ra kết luận này không?
• Điều gì sẽ xảy ra nếu.......?
• Bạn đồng ý hay không đồng ý với kết luận này?


3. Câu hỏi để tìm các lý do và bằng chứng:
• Bạn có thể đưa ra ví dụ nào không?
• Điều này có thể tương đương với điều gì?
• Bạn có biết được nguyên do của nó không?
• Bạn có bằng chứng gì cho câu trả lời của bạn không?

4. Câu hỏi về quan điểm và triển vọng vấn đề:
• Có gì khác thay thế được không?
• Có cách nào khác để tiếp cận vấn đề không?
• Bạn có thể lý giải tầm quan trọng của nó được không?
• Nó có lợi ích gì và ai sẽ được hưởng những lợi ích đó?

5. Câu hỏi dẫn tới các giả định và kết quả của nó:
• Bạn có thể khái quát nó như thế nào?
• Kết quả của giả thiết này là gì?
• Bạn định nói đến điều gì?
• Nó có ảnh hưởng như thế nào?
• Nó có liên quan gì đến những thứ chúng ta đã biết không?
• Vì sao nó lại quan trọng?

6. Câu hỏi về chính câu hỏi:
• Mục đích của câu hỏi này là gì?
• Bạn có biết tại sao tôi hỏi câu này không?
• Những câu hỏi này có giúp gì chúng ta trong cuộc sống không?

Theo Nguyễn Thu Hà-Tầm nhìn



Read More Add your Comment 0 nhận xét


Kỹ thuật cơ bản BĐT Cauchy (tiếp theo_2).



Viết tặng Lê Thị Ty, Nguyễn Thị Hồng Phương và các bạn muốn tìm hiểu về bất đẳng thức Cauchy.



3. Kỹ thuật ghép đối xứng.

Để ý :
$$\begin{array}{l} 2(x+y+z)=(x+y)+(y+z)+(z+x)\\ x+y+z=\frac{x+y}{2}+\frac{y+z}{2}+\frac{z+x}{2}\\x^2y^2z^2=(xy)(yz)(zx)\\xyz=\sqrt{xy}\sqrt{yz}\sqrt{zx}\quad\forall x, y, z \geq 0\end{array}$$

Ví dụ 1. Trong tam giác $ABC$ chứng minh rằng $(p-a)(p-b)(p-c)\leq \dfrac{1}{8}abc.$

Giải

Ta có $\sqrt{(p-a)(p-b)}\leq \dfrac{p-a+p-b}{2}=\dfrac{c}{2}$. Đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi $p-a=p-b \Leftrightarrow a=b.$

Tương tự, $\sqrt{(p-b)(p-c)}\leq \dfrac{a}{2}$. Đẳng thức xảy ra khi $b=c.$

và $\sqrt{(p-c)(p-a)}\leq \dfrac{b}{2}$. Đẳng thức xảy ra khi $c=a.$

Suy ra $(p-a)(p-b)(p-c)\leq \dfrac{1}{8}abc.$ Đẳng thức xảy ra khi $a=b=c$, tức $ABC$ là tam giác đều.


Read More Add your Comment 0 nhận xét


Khen-chê.



bình tâm

Hai danh từ "Chê, Khen" thoạt nghe qua có vẻ bình thường, nhưng thực ra là hai danh từ chứa đựng nhiều chất nổ nhất. Chiến tranh xảy ra, binh khí miệng lưỡi chạm nhau, con người phỉnh mũi hay hậm hực chực chờ nhau cũng chỉ vì mê muội trong hai danh từ đầy mê lực "Chê, Khen".


Bạn định nghĩa "Khen,Chê" thế nào?


Read More Add your Comment 0 nhận xét


Kỹ thuật cơ bản BĐT Cauchy (tiếp theo_1).



Viết tặng Lê Thị Ty, Nguyễn Thị Hồng Phương và các bạn muốn tìm hiểu về bất đẳng thức Cauchy.



2. Kỹ thuật đánh giá từ trung bình nhân sang trung bình cộng.


Sử dụng dạng $\sqrt{xy}\leq \dfrac{x+y}{2}$ và $\sqrt[3]{xyz}\leq \dfrac{x+y+z}{3}$. Trong đó $x, y, z$ là các số không âm, và đẳng thức xảy ra khi $x=y=z$.

Ví dụ 1. Cho $x, y, z \geq 0$. Chứng minh rằng $\sqrt{xy}+\sqrt{yz}+\sqrt{zx}\leq x+y+z.$

Giải.

Ta có $\sqrt{xy}+\sqrt{yz}+\sqrt{zx}\leq \dfrac{x+y}{2}+\dfrac{y+z}{2}+\dfrac{z+x}{2}=x+y+z.$

Đẳng thức xảy ra khi $x=y=z.$

Ví dụ 2. Tìm giá trị lớn nhất của hàm số $y=3x^2 -2x^3$ với $0\leq x \leq \frac{3}{2}.$

Giải.

Ta có $y=x.x(3-2x)\leq \left(\dfrac{x+x+3-2x}{3}\right)^3=1.$ Đẳng thức xảy ra khi $$x=x=3-2x \Leftrightarrow x=1.$$

Vậy $\displaystyle\underset{0\leq x \leq \frac{3}{2}}\max y =1$ khi $x=1.$

$\bullet$ Chú ý $\sqrt[3]{xyz} \leq \dfrac{x+y+z}{3} \Leftrightarrow xyz \leq \left(\dfrac{x+y+z}{3}\right)^3.$

BÀI TẬP

1. Cho $0\leq c \leq a, 0\leq c \leq b$. Chứng minh rằng $$\sqrt{c(a-c)}+ \sqrt{c(b-c)} \leq \dfrac{a+b}{2}.$$

2. Cho $0\leq c < a, 0\leq c < b$. Chứng minh rằng $$\sqrt{c(a-c)}+ \sqrt{c(b-c)} \leq \sqrt{ab}.$$

3. Cho $a, b, c$ là 3 số thực dương. Chứng minh rằng:

$$\dfrac{\sqrt{bc}}{\sqrt{(a+b)(a+c)}}+\dfrac{\sqrt{ca}}{\sqrt{(b+c)(b+a)}}+\dfrac{\sqrt{ab}}{\sqrt{(c+a)(c+b)}}\leq \dfrac{3}{2}.$$

$$\dfrac{a}{\sqrt{(a+b)(a+c)}}+\dfrac{b}{\sqrt{(b+c)(b+a)}}+\dfrac{c}{\sqrt{(c+a)(c+b)}}\leq \dfrac{3}{2}.$$


Read More Add your Comment 0 nhận xét


Kỹ thuật cơ bản BĐT Cauchy.



Viết tặng Lê Thị Ty, Nguyễn Thị Hồng Phương và các bạn muốn tìm hiểu về bất đẳng thức Cauchy.



Bất đẳng thức Cauchy


$\forall x, y \geq 0$ ta có : $\dfrac{x+y}{2}\geq \sqrt{xy}$ . Đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi $x=y.$

$\forall x, y, z \geq 0$ ta có : $\dfrac{x+y+z}{3}\geq \sqrt[3]{xyz}$. Đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi $x=y=z.$
*Chú ý, trong thực tế ta thường dùng dưới dạng $x+y\geq 2\sqrt{xy}$ và $x+y+z \geq 3\sqrt[3]{xyz}.$

1. Kỹ thuật đánh giá từ trung bình cộng sang trung bình nhân.


Sử dụng dạng : $x+y\geq 2\sqrt{xy}$ hoặc $x+y+z \geq 3\sqrt[3]{xyz}.$

Ví dụ 1. Cho $a, b, c$ là độ dài 3 cạnh của tam giác $ABC$. Chứng minh rằng $$(a+b)(b+c)(c+a)\geq 8abc.$$

Giải.

Ta có $a+b\geq 2\sqrt{ab}$. Đẳng thức xảy ra khi $a=b.$

$b+c\geq 2\sqrt{bc}$. Đẳng thức xảy ra khi $b=c.$

$c+a\geq 2\sqrt{ca}$. Đẳng thức xảy ra khi $c=a.$

Suy ra $(a+b)(b+c)(c+a)\geq 8abc.$ Đẳng thức xảy ra khi $a=b=c$, hay $ABC$ là tam giác đều.

Ví dụ 2. Cho $x>0$. Tìm giá trị nhỏ nhất của hàm số $y=x+\dfrac{1}{x}$.

Giải

Với mọi $x>0$ ta có $x+\dfrac{1}{x}\geq 2\sqrt{x\cdot \dfrac{1}{x}}=2$. Đẳng thức xảy ra khi $$x=\dfrac{1}{x}\Leftrightarrow x^2=1 \Leftrightarrow x=1\quad (\text{do}\,\, x>0).$$

Vậy $\displaystyle\underset{x>0}\min y =2.$

Ví dụ 3. Tìm giá trị nhỏ nhất của hàm số $y=2x+\dfrac{1}{x^2}$ với $x>0$.

Giải

Ta có $y=x+x+\dfrac{1}{x^2}\geq 3\sqrt[3]{x.x.\dfrac{1}{x^2}}=3$. Đẳng thức xảy ra khi $$x=x=\frac{1}{x^2}\Leftrightarrow x^3=1 \Leftrightarrow x=1.$$

Vậy $\displaystyle\underset{x>0} \min y =3.$

Ví dụ 4. Cho $0 < b < a$. Chứng minh rằng $a+\dfrac{1}{(a-b)b}\geq 3$.

Giải

Ta có $a+\dfrac{1}{(a-b)b}=(a-b)+b+\dfrac{1}{(a-b)b}\geq 3\sqrt[3]{(a-b)b\dfrac{1}{(a-b)b}}=3$. Đẳng thức xảy ra khi $$a-b=b=\dfrac{1}{(a-b)b}\Leftrightarrow \begin{cases}a-b=b\\b=\dfrac{1}{(a-b)b}\end{cases}\Leftrightarrow \begin{cases}a=2b\\b^3=1\end{cases}\Leftrightarrow \begin{cases}a=2\\b=1\end{cases}.$$

Bài tập

1) Với mọi $x, y, z > 0$. Chứng minh rằng $$(x+y)\left(\dfrac{1}{x}+\dfrac{1}{y}\right)\geq 4.$$ $$\dfrac{1}{x}+\dfrac{1}{y}+\dfrac{1}{z}\geq \dfrac{9}{x+y+z}.$$

2) Chứng minh rằng $\dfrac{a^2+2}{\sqrt{a^2+1}}\geq 2$. Đẳng thức xảy ra khi nào?

3) Cho $a, b, c > 0$ và $a+b+c=1$. Chứng minh rằng $$\left(\dfrac{1}{a}-1\right)\left(\dfrac{1}{b}-1\right)\left(\dfrac{1}{c}-1\right)\geq 8.$$

4) Cho $a, b > 0$ và $a+b=1$. Chứng minh rằng $$\left(1+\dfrac{1}{a}\right)\left(1+\dfrac{1}{b}\right)\geq 9.$$

5) Cho $a, b, c > 0$. Chứng minh rằng $$(2a+b+c)(a+2b+c)(a+b+2c)\geq 8(a+b)(b+c)(c+a).$$

6) Cho $a, b, c > 0$ và $a+b+c=1$. Chứng minh rằng $$(1+a)(1+b)(1+c)\geq 8(1-a)(1-b)(1-c).$$


Read More Add your Comment 0 nhận xét


gjup e mot ti'



co' cach nao gjup nho cong thuc luong giac nhanh ma` hieu qua hok ha~ thay


Read More Add your Comment 3 nhận xét


Thắc mắc và giải đáp.



Các em học sinh có thể gửi các thắc mắc, cũng như ý kiến, tâm tư, nguyện vọng...tại đây bằng cách Để lại phản hồi cuối bài viết này, hoặc các em có thể đăng ký Thành viên của blog rồi vào Quản lý -->Bài viết --> Viết bài mới -->


Read More Add your Comment 9 nhận xét


Hỏi bài.



Hôm nay con chú Minh ra nhà hỏi mình 2 bài toán sau, thấy hay hay nên ghi lại đây

Bài 1. Giải phương trình lượng giác $ 2 \cos 4x -(\sqrt{3}-2) \cos 2x = \sin 2x + \sqrt{3}\quad (1).$
Bài 2. Giải hệ phương trình
$\begin{cases}4.3^{3x-2y}-5.6^{6}\cdots not\,\, remember \\ \sqrt{x-y}=\sqrt{y}+(\sqrt{2y}-\sqrt{x})(\sqrt{2y}+\sqrt{x})^2\quad (2)\end{cases}$

Mình đã hướng dẫn giải như sau:

Bài 1. Hướng 1. Đưa về góc $2x$ và dẫn đến bế tắc. Hihi.
.......... Hướng 2. Chia hai vế của $(1)$ cho $2$. (Lý do xuất hiện số $\sqrt{3}$ nên nghĩ đến các giá trị lượng giác đặc biệt). Biến đổi theo hướng này dẫn đến thành công. (may quá, (^:^)).

Bài 2. Trong hệ đã cho, chú ý một chút sẽ có thể làm xuất hiện nhân tử chung $$(2y-x)$$, theo hướng này tìm được $x=2y$ và thay vào phương trình đầu của hệ sẽ cho lời giải trọn vẹn.


Read More Add your Comment 0 nhận xét


Viết cho Dai ca.









Hôm nay dạy bài Phương trình lượng giác cơ bản. Sau khi hướng dẫn chi tiết, các em học sinh đã biết xác định được giá trị lượng giác của các góc đặc biệt (điều này làm mình rất vui, vì năm nay mình làm thành công hơn các năm trước), tuy nhiên các em lại phạm phải sai lầm như sau: $$! \sin x= \frac{1}{2} \Leftrightarrow \sin x=\frac{\pi}{6}.$$

Mình đã nhắc nhở nhiều lần nhưng các em vẫn còn sai sót. Vậy nguyên nhân của sai lầm này là gì?

Dưới đây là một loạt các sai lầm

1) $$2\sin^2x -5\sin x -3=0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}
x = 3 \\
x = - \frac{1}{2} \\
\end{array} \right.$$

2) $$2\sin^2x -5\sin x -3=0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}
\sin x = 3 \\
\sin x = - \frac{1}{2} \\
\end{array} \right.

\Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}

x =\arcsin 3+k2\pi \\
x =\pi - \arcsin 3+k2\pi \\

\sin x = - \frac{1}{2} \\
\end{array} \right.$$

3) $$\sin 2x=2\sin x.$$

4)$$-1\leq \sin x \leq 1 \Leftrightarrow -5\leq \sin 5x \leq 5.$$

5)Ta có $$-2\leq \sin x + \cos x\leq 2.$$ Suy ra giá trị lớn nhất của $$\sin x +\cos x$$ là $$2$$.

6) Ta có $$!\begin{array}{l l} & \sin x + \sin 2x + \sin 3x =\cos x + \cos 2x + \cos 3x\\

\Leftrightarrow & 2\sin 2x \cos x + \sin 2x =2\cos 2x \cos x + \cos 2x\\

\Leftrightarrow & \sin 2x (2\cos x +1)=\cos 2x(2\cos x +1)\\

\Leftrightarrow& \sin 2x= \cos 2x\end{array}$$

7) Giải phương trình $$\sin \Big(2x-\dfrac{5\pi}{6}\Big) +\tan x =\dfrac{1}{2}+\tan x.$$

Ta có

$$!\begin{array}{l l}

&\sin \big(2x-\dfrac{5\pi}{6}\big) +\tan x =\dfrac{1}{2}+\tan x\\

\Leftrightarrow & \sin \big(2x-\dfrac{5\pi}{6}\big) =\dfrac{1}{2}\\

\Leftrightarrow &\sin \left( {2x - \frac{{5\pi }}{6}} \right) = \sin \frac{\pi }{6} \\

\Leftrightarrow &\left[ \begin{array}{l}
2x - \frac{{5\pi }}{6} = \frac{\pi }{6} + k.2\pi \\
2x - \frac{{5\pi }}{6} = \frac{{5\pi }}{6} + k.2\pi \\

\end{array} \right. \\
\Leftrightarrow &\left[ \begin{array}{l}
x = \frac{\pi }{2} + k\pi \\
x = \frac{{5\pi }}{6} + k\pi \\
\end{array} \right. \\ \end{array}.$$

Đến đây học sinh thường kết luận phương trình đã cho có nghiệm

$$!\left[ \begin{array}{l}
x = \frac{\pi }{2} + k\pi \\
x = \frac{{5\pi }}{6} + k\pi \\
\end{array} \right. $$

Sai lầm này do học sinh quên đặt điều kiện hoặc có đặt điều kiện nhưng sau khi giải lại không đối chiếu với điều kiện để loại nghiệm $$x = \frac{\pi }{2} + k\pi$$.


Read More Add your Comment 2 nhận xét


Kỹ năng đặt câu hỏi.





CÁC KỸ NĂNG ĐẶT CÂU HỎI
6 kỹ năng hình thành năng lực đặt câu hỏi nhận thức theo hệ thống phân loại các mức độ câu hỏi của Bloom

1. Câu hỏi BIẾT
- Mục tiêu :
Nhằm kiểm tra trí nhớ của học sinh về các dữ liệu, số liệu, các định nghĩa, định luật, quy tắc, khái niệm, tên người, địa phương …
- Tác dụng đối với học sinh :Giúp học sinh ôn lại những gì đã biết, đã trải qua.
- Cách thức dạy học
Khi hình thành câu hỏi giáo viên có thể sử dụng các từ sau đây : Ai…? Cái gì…? ở đâu …? Thế nào …? Khi nào…? Hãy định nghĩa…? Hãy mô tả… Hãy kể lại ….

2. Câu hỏi HIỂU
- Mục tiêu : Nhằm kiểm tra học sinh cách liên hệ kết nối các dữ kiện, số liệu, các đặc điểm … khi tiếp nhận thông tin.
- Tác dụng đối với học sinh :Giúp học sinh có khả năng nêu ra được những yếu tố cơ bản trong bài học. Biết cách so sánh các yếu tố, các sự kiện … trong bài học
- Cách thức dạy học
Khi hình thành câu hỏi giáo viên có thể sử dụng các từ sau đây : Vì sao…? Hãy giải thích…? Hãy so sánh…, Hãy liên hệ ….

3. Câu hỏi ÁP DỤNG
- Mục tiêu : Nhằm kiểm tra học sinh khả năng áp dụng những thông tin đã tiếp thu được (các dữ kiện, số liệu, các đặc điểm … ) vào tình huống mới.
- Tác dụng đối với học sinh :
* Giúp học sinh hiểu được nội dung kiến thức, các khái niệm, định luật.
* Biết cách lựa chọn nhiều phương pháp để giải quyết vấn đề trong cuộc sống.
- Cách thức dạy học
* Khi dạy học giáo viên cần tạo ra các tình huống mới, các bài tập, các ví dụ, giúp học sinh vận dụng các kiến thức đã học.
* Giáo viên có thể đưa ra nhiều câu trả lời khác để học sinh lựa chọn một câu trả lới đúng. Chính việc so sánh các lời giải khác nhau là một quá trình tích cực.

4. Câu hỏi PHÂN TÍCH
- Mục tiêu : Nhằm kiểm tra học sinh khả năng phân tích nội dung vấn đề, để tìm ra mối liên hệ hoặc chứng minh luận điểm hoặc đi đến kết luận.
- Tác dụng đối với học sinh :
* Giúp học sinh tìm ra được các mối quan hệ trong hiện tượng, sự kiện, tự diễn giải hoặc đưa ra kết luận riêng, từ đó phát triển được tư duy lôgic .
- Cách thức dạy học
* Câu hỏi phân tích thường đòi hỏi học sinh phải trả lời : Tại sao? (khi giải thích nguyên nhân). Em có nhận xét gì? (khi đi đến kết luận). Em có thể diễn đạt như thế nào? (khi chứng minh luận điểm)
* Câu hỏi phân tích thường có nhiều lời giải.

5. Câu hỏi TỔNG HỢP
- Mục tiêu : Nhằm kiểm tra khả năng của học sinh có thể đưa ra những dự đoán, cách giải quyết vấn đề, các câu trả lời hoặc đề xuất có tính sáng tạo.
- Tác dụng đối với học sinh : Kích thích sự sáng tạo của học sinh, hướng các em tìm ra nhân tố mới …
- Cách thức dạy học
* Giáo viên cần đưa ra những tình huống, những câu hỏi, khiến học sinh phải suy đoán, có thể tự do đưa ra những lời giải mang tính sáng tạo riêng của mình.
* Câu hỏi tổng hợp đòi hỏi giáo viên phải có nhêu thời gian chuẩn bị.

6. Câu hỏi ĐÁNH GIÁ
- Mục tiêu :Nhằm kiểm tra khả năng đóng góp ý kiến, sự phán đoán của học sinh trong việc nhận định đánh giá các ý tưởng, sự kiện, hiện tượng … dựa trên các tiêu chí đã đưa ra.
- Tác dụng đối với học sinh : Thúc đẩy sự tìm tòi tri thức, sự xách định giá trị của học sinh.
- Cách thức dạy học
Giáo viên có thể tham khảo một số gợi ý sau đây để xây dựng các câu hỏi đánh giá : Hiệu quả sử dụng của nó như thế nào? Việc làm đó có thành công không? Tại sao? Theo em trong số các giả thuyết nêu ra, giả thuyết nào hợp lý nhất và tại sao?.

10 kỹ năng để hình thành năng lực ứng xử khi đưa ra câu hỏi cho học sinh

1. DỪNG LẠI SAU KHI ĐẶT CÂU HỎI
- Mục tiêu :
* Tích cực hóa suy nghĩ của tất cả học sinh.
* Đưa ra các câu hỏi tốt hơn hoàn chỉnh hơn.
- Tác dụng đối với học sinh :Dành thời gian cho học sinh suy nghĩ để tìm ra lời giải.
- Cách thức dạy học
* Giáo viên “sử dụng thời gian chờ đợi” (3 – 5 giây) sau khi đưa ra câu hỏi.
* Chỉ định một học sinh đưa ra câu trả lời ngay sau “thời gian chờ đợi”

2. PHẢN ỨNG VỚI CÂU TRẢ LỜI SAI CỦA HỌC SINH
- Mục tiêu :
* Nâng cao chất lượng câu trả lời của học sinh.
* Tạo ra sự tương tác cởi mở và khuyến khích sự trao đổi.
- Tác dụng đối với học sinh :
Khi giáo viên phản ứng với câu trả lời sai của học sinh có thể xảy ra hai tình huống sau :
* Phản ứng tiêu cực : phản ứng về mặt tình cảm học sinh tránh không tham gia vào họat động.
* Phản ứng tích cực : Học sinh cảm thấy mình được tôn trọng, được kích thích phấn chấn và có thể có sáng kiến trong tương lai.
- Cách thức dạy học
* Giáo viên quan sát các phản ứng của học sinh khi bạn mình trả lời sai (sự khác nhau của từng cá nhân) .
* Tạo cơ hội lần hai cho học sinh trả lời bằng cách : không chê bai, chỉ trích hoặc phạt dể gây ức chế tư duy của học sinh.
* Sử dụng một phần câu trả lời của học sinh để khuyến khích học sinh tiếp tục thực hiện.

3. TÍCH CỰC HÓA TẤT CẢ HỌC SINH
- Mục tiêu :
* Tăng cường sự tham gia của học sinh trong quá trình học tập.
* Tạo sự công bằng trong lớp học.
- Tác dụng đối với học sinh :
* Phát triển được ở học sinh những cảm tưởng tích cực như học sinh cảm thấy “những việc làm đó dành cho mình” .
* Kích thích được học sinh tham gia tích cực vào các họat động học tập.
- Cách thức dạy học
* Giáo viên chuẩn bị trước bảng các câu hỏi và nói với học sinh : “các em sẽ được lần lượt được gọi lên để trả lời câu hỏi”.
* Gọi học sinh mạnh dạn và học sinh nhút nhát phát biểu.
* Tránh làm việc chỉ trong một nhóm nhỏ.
* Có thể gọi cùng một học sinh vài lần khác nhau.

4. PHÂN PHÔI CÂU HỎI CHO CẢ LỚP
- Mục tiêu :
* Tăng cường sự tham gia của học sinh trong quá trình học tập.
* Giảm “thời gian nói của giáo viên”.
* Thay đổi khuôn mẫu “hỏi - trả lời”
- Tác dụng đối với học sinh :
* Chú ý nhiều hơn các câu trả lời của nhau.
* Phản ứng với câu trả lời của nhau.
* Học sinh tập trung chú ý tham gia tích cực vào việc trả lời câu hỏi của giáo viên.
- Cách thức dạy học
* Giáo viên cần chuẩn bị trước và đưa ra các câu trả lời tốt (câu hỏi mở, có nhiều cách trả lời, có nhiều giải pháp khác nhau. Câu hỏi phải rõ ràng, dễ hiểu, xúc tích). Giọng nói của giáo viên phải đủ to cho cả lớp nghe thấy.
* Khi hỏi học sinh, trong trường hợp câu hỏi khó nên đưa ra cho cả lớp nghe thấy.
* Khi gọi học sinh có thể sử dụng cả cử chỉ..
* Giáo viên cố gắng hỏi nhiều học sinh, cần chú ý hỏi những học sinh thụ động và các học sinh ngồi khuất cuối lớp.

5. TẬP TRUNG VÀO TRỌNG TÂM
- Mục tiêu :
* Giúp học sinh hiểu đuợc trọng tâm bài học thông qua việc trả lời câu hỏi.
* Khắc phục tình trạng học sinh đưa ra câu trả lời “em không biết”, hoặc câu trả lời không đúng.
- Tác dụng đối với học sinh :
* Học sinh phải suy nghĩ, tìm ra các sai sót hoặc lấp các “chỗ hổng” của kiến thức.
* Có cơ hội để tiến bộ.
* Học theo cách khám phá “từng bước một”
- Cách thức dạy học
* Giáo viên chuẩn bị trước và đưa cho học sinh những câu hỏi cụ thể, phù hợp với những nội dung chính của bài học
* Đối với các câu hỏi khó có thể đưa ra những gợi ý nhỏ cho các câu trả lời..
* Trường hợp nhiều học sinh không trả lời được, giáo viên nên tổ chức cho học sinh thảo luân nhóm.
* Giáo viên dựa vào một phần nào đó câu trả lời của học sinh để đặt tiếp câu hỏi.Tuy nhiên cần tránh đưa ra các câu hỏi vụn vặt, không có chất lượng.

6. GIẢI THÍCH
- Mục tiêu :
* Nâng cao chất lượng câu trả lời chưa hoàn chỉnh.
- Tác dụng đối với học sinh :
* Học sinh đưa ra câu trả lời hoàn chỉnh hơn..
- Cách thức dạy học
* Giáo viên có thể đặt ra các câu hỏi yêu cầu học sinh đưa thêm thông tin.

7. LIÊN HỆ
- Mục tiêu :
* Nâng cao chất lượng cho các câu trả lời chỉ đơn thuần trong phạm vi kiến thức của bài học, phát triển mối liên hệ trong quá trình tư duy.
- Tác dụng đối với học sinh :
* Giúp học sinh hiểu sâu hơn bài học thông qua việc liên hệ với các kiến thức khác..
- Cách thức dạy học
* Giáo viên yêu cầu học sinh liên hệ các câu trả lời của mình với những kiến thức đã học của môn học và những môn học khác có liên quan.

8. TRÁNH NHẮC LẠI CÂU HỎI CỦA MÌNH
- Mục tiêu :
* Giảm “thời gian giáo viên nói”.
* Thúc đẩy sự tham gia tích cực của học sinh.
- Tác dụng đối với học sinh :
* Học sinh chú ý nghe lời giáo viên nói hơn.
* Có nhiều thời gian để học sinh trả lời hơn
* Tham gia tích cực hơn vào các họat động thảo luận.
- Cách thức dạy học
* Giáo viên chuẩn bị trước câu hỏi và có cách hỏi rõ ràng, xúc tích, áp dụng tổng hợp các kỹ năng nhỏ đã nêu ở trên.

9. TRÁNH TỰ TRẢ LỜI CÂU HỎI CỦA MÌNH
- Mục tiêu :
* Tăng cường sự tham gia của học sinh.
* Hạn chế sự tham gia của giáo viên.
- Tác dụng đối với học sinh :
* Học sinh tích cực tham gia vào các họat động học tập như suy nghĩ để giải bài tập, thảo luận, phát biểu để tìm kiếm tri thức….
* Thúc đẩy sự tương tác : học sinh với giáo viên, học sinh với học sinh.
- Cách thức dạy học
* Giáo viên tạo ra sự tương tác giữa học sinh với học sinh làm cho giờ học không bị đơn điệu. Nếu có học sinh chưa rõ câu hỏi, giáo viên cần chỉ định học sinh khác nhắc lại câu hỏi.
* Câu hỏi phải dễ hiểu, phù hợp với trình độ học sinh, với nội dung kiến thức bài học. Đối với các câu hỏi yêu cầu học sinh trả lời về những kiến thức mới, thì những kiến thức đó phải có mối liên hệ với những kiến thức cũ mà học sinh đã được học hoặc tiếp thu được từ thực tế cuộc sống.

10. TRÁNH NHẮC LẠI CÂU TRẢ LỜI CỦA HỌC SINH
- Mục tiêu :
* Phát triển mô hình có sự tương tác giữa học sinh với học sinh, tăng cường tính độc lập của học sinh.
* Giảm thời gian nói của giáo viên.
- Tác dụng đối với học sinh :
* Phát triển khả năng tham gia vào họat động thảo luận và nhận xét các câu trả lời của nhau.
* Thúc đẩy học sinh tự tìm ra câu trả lời hoàn chỉnh.
- Cách thức dạy học
* Để đánh giá được câu trả lời của học sinh đúng hay chưa đúng, giáo viên nên chỉ định các học sinh khác nhận xét về câu trả lời của bạn, sau đó giáo viên hãy kết luận.

(Sưu tầm từ dayhocintel.net)


Read More Add your Comment 0 nhận xét


20 điều giáo viên nên biết.



1. Hãy vui cùng những thành tích nhỏ bé của học trò và hãy chia sẻ những thất bại của chúng.

2. Bạn là người rất gần gũi với học trò, hãy cố gắng để chúng luôn cởi mở với bạn. Hãy vừa là bạn vừa là thầy của chúng.

3. Đừng ngại thừa nhận với học trò là mình không biết về một vấn đề nào đó. Hãy cùng chúng tìm câu trả lời.

4. Hãy cố gắng khơi dậy sự tự tin trong mỗi em học sinh. Khi đó chúng sẽ đạt tới nhiều đỉnh cao trong học tập.

5. Đừng đòi hỏi một “kỷ luật lý tưởng” trong giờ học. Bạn đừng độc đoán quá, hãy nhớ rằng giờ học là một phần cuộc sống của đứa trẻ, vì vậy đừng làm cho giờ học gò bó quá, cứng nhắc quá. Qua mỗi giờ học đứa trẻ cần trở thành một nhân cách cởi mở, say mê, sáng tạo và phát triển toàn diện.

6. Hãy cố gắng để giờ giảng của bạn không khuôn mẫu quá, chuẩn mực quá. Tuyệt vời nhất là trong mỗi giờ học đều có những “phát minh” nho nhỏ được diễn ra, những chân lí nho nhỏ được phát hiện, những đỉnh cao tri thức được chinh phục và những cuộc tìm kiếm bắt đầu.

7. Các cuộc gặp gỡ với phụ huynh học sinh cần thiết thực và hiệu quả. Mỗi buổi họp phụ huynh là dịp để bạn cung cấp thêm cho họ những kiến thức về tâm lí, sư phạm, về quá trình học tập.

8. Hãy bước vào lớp với nụ cười. Khi học trò chào, hãy nhìn vào mắt từng em để hiểu được tâm trạng cúa chúng, vui thì chia vui, buồn thì động viên.

9. Hãy luôn ghi nhớ: Học trò không phải là một chiếc bình cần đổ đầy kiến thức, các em là những ngọn đuốc cần được thắp lên.

10. Điểm kém ảnh hưởng không tốt đến việc hình thành nhân cách của học trò. Bạn hãy cố gắng chùng nào có thể để tránh cho các em điểm kém. Hãy tìm cách khác để khắc phục tình trạng này.

11. Mỗi bài giảng của bạn phải là một bước tiến, dù là rất nhỏ, về phía trước trong việc khám phá tri thức. Học sinh cần phải vượt qua những khó khăn trong việc tiếp thu kiến thức và bạn hãy tính toán sao cho mức độ của những khó khăn đó thật phù hợp.

12. Đừng tìm những con đường dễ dàng nhất trong việc giảng dạy. Như thế học trò sẽ lười suy nghĩ, bạn cần làm cho chúng thấy việc học là lao động thực sự. Điều quan trọng nhất là bạn phải luôn khích lệ, luôn ở bên chúng khi khó khăn.

13. Nếu phải cân nhắc giữa hai điểm số khi cho điểm học sinh thì bạn hãy chọn điểm cao hơn. Hãy chắp cho đứa trẻ đôi cánh, hãy tin ở em, cho em hy vọng.

14. Không cần che giấu tình cảm của mình với các em, nhưng cần tuyệt đối tránh sự ưu ái đặc biệt với một vài em nào đó. Hãy cố nhìn thấy những ưu điểm ẩn sâu trong mỗi em. Có thể chính các em cũng không biết mình có những ưu điểm đó. Bạn hãy giúp chúng nhận ra, phát triển chúng thêm.

15. Hãy nhớ rằng trên lớp học sinh cần phải cảm thấy hấp dẫn và thú vị. Chỉ có sự hấp dẫn mới làm các em tập trung chú ý được.

16. Khi tiếp xúc với phụ huynh học sinh, bạn cần nhớ rằng đối với họ đứa con là quí giá nhất trên đời. Vì thế, bạn hãy hết sức tế nhị, tránh đừng để phụ huynh bị tổn thương.

17. Đừng sợ xin lỗi học trò nếu thấy mình sai.Xin lỗi chỉ làm tăng uy tín của bạn trong mắt các em mà thôi. Khi các em mắc lỗi, bạn cũng đừng nóng nảy quá.

18. Hãy cố gắng sống hết mình với các em. Vui cùng vui, buồn cùng buồn. Đùa nghịch và dạy dỗ. Hãy kiềm chế khi các em nói dối. Công bằng, kiên trì và trung thực là khẩu hiệu của bạn.

19. Đừng dạy học sinh quá tự tin - sau này chúng sẽ bị xa lánh; quá rụt rè- chúng sẽ bị coi thường; quá lắm lời- chúng sẽ không được ai tính đến; quá cứng nhắc- chúng sẽ bị khước từ.

20. Một lần nữa xin nhắc lại: Hãy kiềm chế, bình tĩnh, kiền trì và mềm mỏng.

Sưu tầm Internet


Read More Add your Comment 0 nhận xét


 

About Me

Ảnh của Tôi
pkl
Góp nhặt linh tinh trên Internet.
Xem hồ sơ hoàn chỉnh của tôi

© 2010 Góp nhặt All Rights Reserved Thesis WordPress Theme Converted into Blogger Template by Hack Tutors.info